Hiển thị các bài đăng có nhãn marketing. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2024

KHỦNG HOẢNG THIẾU GÀ CỦA KFC - KHI TIẾP THỊ BIẾN NGUY CƠ THÀNH CƠ HỘI

KFC đã là một ông lớn trong mảng Fast Food trên toàn thế giới. Góp phần cho thành công này là những chiến dịch quảng cáo cũng như xử lý truyền thông cực kỳ chuyên nghiệp và hiệu quả. Cuộc Khủng hoảng thiếu Gà xảy ra vào năm 2018 chính là một trong những cứ hích tiếp thêm thành công của KFC, chúng ta hãy cùng phân tích về trường hợp này.



1. Các yếu tố cần xem xét để đánh giá mức độ lan rộng của chiều hướng thảo luận

A. Mức độ nhận biết thương hiệu

KFC là một trong những chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng trên toàn cầu và đã có độ phổ biến lớn. Với hương vị đặc trưng, menu đa dạng và chiến lược quảng cáo độc đáo, KFC đã xây dựng một hình ảnh mạnh mẽ trong lòng người tiêu dùng. Thương hiệu này đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp thực phẩm nhanh và được biết đến với khẩu hiệu “Finger Lickin Good”.

B. Diễn biến xảy ra khủng hoảng

Mọi chuyện bắt đầu vào tháng 10/2017, chuỗi đồ ăn nhanh KFC chấm dứt quan hệ hợp tác với Bidvest Logistic để ký hợp đồng cùng DHL tại Anh.

Những tưởng mối quan hệ hợp tác này sẽ đem lại cuộc cách mạng cho ngành đồ ăn nhanh ở xứ sở sương mù thì ngay trong vài tuần đầu tiên, sự quá tải của hệ thống quản lý và thiếu kinh nghiệm đã khiến DHL không thể giao nguyên liệu gà đến các chi nhánh của KFC.

Đến tháng 2/2018, tất cả các chi nhánh của KFC trên toàn nước Anh chính thức cạn sạch nguyên liệu, bao gồm cả gà. Khiến hơn 800 trong tổng số 900 cửa hàng phải tạm thời đóng cửa. Một số cửa hàng vẫn hoạt động với một menu giới hạn và thời gian phục vụ bị giảm. Vô số khách hàng giận dữ còn giới truyền thông lan tin về cuộc khủng hoảng tồi tệ của KFC đang tạo cơ hội cho các đối thủ như Burger King.

C. Bối cảnh xã hội

Trong Vương quốc Anh, sự việc thiếu gà của KFC đã tạo ra một bối cảnh xã hội đặc biệt, đồng thời gây sự quan tâm và phản ứng tăng cao từ cộng đồng. Không chỉ đơn thuần là sự thất vọng, một số khách hàng đã đạt đến mức phẫn nộ với tình trạng hết hàng gây ra. Họ đã tạo ra một cuộc “bạo động” nhỏ do sự thèm khát món gà KFC không thể thoả mãn.

Trên mạng xã hội, nhiều khách hàng đã thể hiện sự thất vọng của mình và một số fan hâm mộ thậm chí đã yêu cầu can thiệp của cảnh sát. Đáp lại tình huống này, cảnh sát London và Manchester đã phải nhắc nhở những khách hàng đang tức giận rằng #KFCCrisis – khủng hoảng của KFC – không phải là một vấn đề cần báo cáo với họ, đề nghị người dân ngừng gọi điện than phiền.
D. Các nhóm tham gia tranh luận

Trong khủng hoảng thiếu gà của KFC, đối tượng thảo luận bao gồm khách hàng, người hâm mộ KFC, cộng đồng mạng và phương tiện truyền thông. Họ đã thảo luận, chia sẻ thông tin và ý kiến của mình về tình trạng này, tạo nên sự quan tâm và tương tác đa dạng từ đại chúng.

Chỉ riêng trong ngày 22/2/2018, mạng xã hội Anh đã có đến 53.000 bài viết, bình luận nhắc đến chuyện KFC hết gà, cùng với đó là vô số những hashtag như #ChickenCrisis hay #KFCCrisis.

2. Cách xử lý KFC để thoát khỏi thảm họa hết gà trong 3 tháng

Xin được nhấn mạnh là các cuộc khảo sát cho thấy 71% số người dân Anh từng đến nhà hàng KFC ít nhất 1 lần mỗi năm và 24% dùng bữa tại các chi nhánh của chuỗi đồ ăn nhanh này hàng tuần. Bởi vậy cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng trên là rất nặng nề và cần một biện pháp mạnh tay để lật ngược tình thế.

Chính vì thế, KFC quyết định đăng quảng cáo dạng xin lỗi trên các tờ báo giấy thay vì mạng xã hội hay truyền hình, nhằm tạo lòng tin cũng như đánh vào tâm lý thích đọc báo của người dân.

Với Mục tiêu ban đầu của KFC rất rõ ràng: xin lỗi khách hàng và giải thích những việc họ đã làm để cố gắng khắc phục tình hình. Thêm nữa, KFC cũng không muốn lôi tên thương hiệu DHL này vào để đổ lỗi và làm rạn nứt quan hệ.

Vì vậy, KFC đã tự chế giễu tình trạng này một cách đáng ngạc nhiên để giải quyết vấn đề.

Chiến dịch quảng cáo này không chỉ mang tính hài hước mà còn có ý nghĩa sâu sắc. Bằng cách chơi chữ với chính cái tên của mình, KFC tạo ra một hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ. Từ việc đổi tên thành FCK (dễ bị liên tưởng đến từ chửi bậy trong tiếng Anh), họ ngụ ý rằng “đời chúng tôi đã tiêu rồi” và đồng thời thể hiện sự tự nhận trách nhiệm và biết lỗi lầm. Quảng cáo này cũng đi kèm với một đoạn lời xin lỗi và giải thích vấn đề, trong đó KFC cam kết sẽ không lặp lại sai lầm này.

Điều thú vị là KFC không chỉ dừng lại ở việc chế giễu mình mà còn đưa ra một chiến dịch quảng cáo mới để chuyển sự tập trung của khách hàng từ món gà rán sang các món khác trong khi họ đang cố gắng khắc phục tình trạng thiếu nguyên liệu.

Thay vì tập trung vào gà, KFC giới thiệu một loạt các món ăn không cần sử dụng thịt gà để vẫn tiếp tục kinh doanh. Thương hiệu đã tìm cách thay thế thịt gà bằng một loại nguyên liệu khác được chế biến giống thịt gà nhất có thể, nhằm đảm bảo rằng khách hàng vẫn có trải nghiệm tương tự mà không cảm thấy bị lừa dối.

3. Hiệu ứng

Ngay lập tức, bài quảng cáo xin lỗi này của KFC đã trở nên nổi tiếng với hơn 900 bài viết nhắc đến cùng 8,6 triệu lượt tương tác trên Twitter chỉ trong 3 ngày. Trong 48 giờ đầu tiên đã có hơn 1,2 triệu bài viết có liên quan đến KFC trên mạng xã hội với 90% phản ứng tích cực.

Hơn 700 bài báo và bản tin tivi dẫn lại, tranh luận cùng khoảng 797 triệu khán giả theo dõi trên toàn cầu. Khoảng 219 triệu người dùng mạng xã hội đã sử dụng “FCK” làm nội dung bài viết.

Chỉ trong vòng 3 tháng, chiến dịch của KFC đã tạo ra hơn 1 tỷ lượt tiếp cận chỉ nhờ một trang báo giấy.

Ngoạn mục hơn, mức độ nhận diện thương hiệu của KFC trong các tuần sau chiến dịch quảng cáo đã tăng 9%, qua đó cho thấy phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.

4. Kết quả

Sau một thời gian khá dài, cuối cùng KFC đã khắc phục được sự cố thiếu gà bằng cách tìm ra một nhà cung cấp nguyên liệu mới có khả năng đáp ứng nhu cầu cao của thị trường. Tuy mất đi một lượng khách hàng nhất định trong quãng thời gian này là không tránh khỏi, nhưng khi toàn bộ các chi nhánh được mở cửa trở lại, KFC đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể trong doanh thu.

>>>> Bạn có thể theo dõi Video đầy đủ ở đây:


Kết quả đánh giá sau khủng hoảng cho thấy hơn hai phần ba các cuộc thảo luận xoay quanh sự cố này đã có tính chất tích cực. Điều này là một kết quả đáng mừng, đặc biệt khi xét đến tầm quan trọng của việc tiếp thị và hình ảnh công ty. KFC đã biến một sự cố có nguy cơ trở thành khủng hoảng thành một chiến thắng về mặt tiếp thị, đánh dấu sự linh hoạt và khả năng thích ứng của họ trong việc xử lý tình huống khó khăn.

>>>> Xem thêm bài viết: CHIẾN DỊCH "UPLIFTED ALEX" (2017) - TIÊN PHONG CỦA THÀNH CÔNG QUẢNG CÁO TRONG GAME

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2024

CHIẾN DỊCH "UPLIFTED ALEX" (2017) - TIÊN PHONG CỦA THÀNH CÔNG QUẢNG CÁO TRONG GAME

Thực hiện kế hoạch quảng cáo toàn cầu trong mùa World Cup tại Nga năm 2018, Coca-Cola tung ra chiến dịch “Being Ready” - nhằm thúc giục người hâm mộ bóng đá lan tỏa sức nóng cùng Coca-Cola trong mùa World Cup.  Chiến dịch bao gồm 3 quảng cáo truyền hình được tạo bởi Mercado McCam. 


Nổi bật trong số đó chính là Chiến dịch “Uplifted Alex”.

1. Quảng cáo kết hợp với trò chơi thế giới ảo 

Nhắc tới Uplifted Alex, đây là TVC đầu tiên kết hợp với trò chơi thế giới ảo mà được cộng đồng người dùng đón nhận mãnh liệt.

 

Cụ thể hơn, Coca-Cola hợp tác với EA Sport, kết hợp FIFA 18 để đưa thương hiệu Coca-Cola vào. Họ đã sử dụng chế độ chơi cốt truyện “Journey” với một nhân vật giả tưởng trong Game, Alex Hunter. Anh ta chính là nhân vật chính của chế độ chơi này.  


Với lần kết hợp này, anh ta đã trở thành đại sứ thương hiệu cho Coca-Cola ở thế giới trong game.  

2. Nội Dung của TVC 

Đoạn TVC cho dự án này cũng được lấy cảm hứng từ đoạn quảng cáo Coke năm 1979 " Mean Joe  ," với một ngôi sao bóng đá Mỹ nhận được một chai Coke từ một fan nhỏ sau một trận đấu khó khăn. 


Chi tiết hơn, Trong đoạn quảng cáo, người xem thấy Alex hồi hộp trở về từ một trận đấu đáng thất vọng trên sân, và được một fan nhí tặng một lon Coke an ủi.  

3. Vì đâu chiến dịch này trở thành một Case-Study kinh điểm trong ngành quảng cáo?

Sự hợp tác lần này của Coca-Cola với EA Sport dã tạo nên một cơn sốt toàn cầu.  


Thứ nhất, TVC được hưởng ứng và xuất hiện ở nhiều nơi trong thế giới thực, bao gồm: Mạng xã hội, rạp phim, các biển quảng cáo ngoài trời, biển quảng cáo 3D diện rộng tại Times Square. 


Thứ hai, chiến dịch kết hợp giới thiệu Coca-Cola Zero Sugar mới. Đồng thời, nhãn hàng cũng tung ra phiên bản lon sản phẩm đặc biệt “Score Packaging” có nhãn số từ 0 đến 9 trên thân lon, để Fan chia sẻ dự đoán điểm số của các trận đấu trên mạng xã hội. 


Họ cũng tung ra những mẫu lon mang hoạ tiết quốc kỳ của hơn 200 quốc gia, tạo lên hiệu ứng cực mạnh. Coca-Cola cũng thiết kế một phiên bản giới hạn dành cho Việt Nam. Lon này có hình ảnh cờ đỏ sao vàng tôn vinh tinh thần dân tộc, thể hiện sự mạnh mẽ và hỗ trợ đội tuyển Việt Nam trong hành trình chinh phục giấc mơ vàng. 

4. Kết luận 

Trưởng phòng Đối tác Thương hiệu Toàn cầu của EA đã phát biểu: "Việc Coca-Cola xuất hiện trong trò chơi mang lại cho người hâm mộ của chúng tôi một trải nghiệm về cuộc sống như một ngôi sao bóng đá nổi tiếng và những cơ hội đi kèm với nó." 

>>> Bạn có thể theo dõi đầy đủ Video dưới đây: 


Cũng từ đó, Coca-Cola đã làm mờ ranh giới giữa tầm ảnh hưởng, tài trợ, nội dung và trò chơi với những gì họ tuyên bố là "quảng cáo đầu tiên trong trò chơi điện tử được tung ra trên nền tảng thế giới thực". 

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2024

CASE STUDY: PHÂN TÍCH CHIẾN DỊCH "HOLIDAY CAMPAIGNS" CỦA COCA COLA

Nối tiếp chuỗi bài phân tích các chiến dịch thành công của thương hiệu biểu tượng Coca-Cola. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào chiến dịch Marketing biến thương hiệu này trở thành thương hiệu biểu tượng gắn liền với màu lễ hội.


Chiến dịch "Holiday Campaigns" của Coca-Cola được triển khai lần đầu tiên vào năm 1995 và đã trở thành một biểu tượng của mùa lễ hội trên toàn thế giới. Chiến dịch này đã giúp Coca-Cola xây dựng hình ảnh thương hiệu gắn liền với mùa lễ hội, đồng thời thúc đẩy doanh số bán hàng một cách đáng kể.


Để phân tích chiến dịch "Holiday Campaigns" của Coca-Cola một cách chuyên nghiệp và khác biệt, tôi sẽ chia sẻ với các bạn theo bố cục sau:

  • Mục tiêu của chiến dịch
  • Đối tượng mục tiêu
  • Thông điệp của chiến dịch
  • Chiến lược triển khai
  • Hiệu quả của chiến dịch
  • Đánh giá
  • Những bài học kinh nghiệm rút ra

Bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về từng phần của chiến dịch nhé.


Mục tiêu của chiến dịch


Mục tiêu chính của chiến dịch "Holiday Campaigns" của Coca-Cola là:
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu gắn liền với mùa lễ hội, mang đến cảm giác ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc cho mọi người.
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng trong dịp lễ hội.


Đối tượng mục tiêu


Chiến dịch "Holiday Campaigns" của Coca-Cola hướng đến tất cả mọi người, từ trẻ em, thanh thiếu niên đến người lớn, đặc biệt là những người yêu thích mùa lễ hội.


Thông điệp của chiến dịch


Thông điệp chính của chiến dịch "Holiday Campaigns" của Coca-Cola là "Share a Coke" (Chia sẻ Coca-Cola). Thông điệp này thể hiện mong muốn của Coca-Cola được kết nối với mọi người trong dịp lễ hội, thông qua việc chia sẻ những chai Coca-Cola.


Chiến lược triển khai


Chiến dịch "Holiday Campaigns" của Coca-Cola được triển khai đa kênh, bao gồm:
  • Quảng cáo truyền hình: Coca-Cola thường sản xuất những quảng cáo truyền hình đặc biệt cho dịp lễ hội, với hình ảnh những người thân yêu quây quần bên nhau, cùng chia sẻ những chai Coca-Cola.
  • Quảng cáo ngoài trời: Coca-Cola sử dụng những hình ảnh và thông điệp mang tính biểu tượng của mùa lễ hội, như ông già Noel, cây thông Noel, xe trượt tuyết,... để quảng bá thương hiệu.
  • Truyền thông xã hội: Coca-Cola sử dụng các kênh truyền thông xã hội để tương tác với người tiêu dùng, chia sẻ những câu chuyện và hình ảnh về mùa lễ hội.
  • Các hoạt động khuyến mãi: Coca-Cola thường tổ chức các hoạt động khuyến mãi trong dịp lễ hội, như tặng quà, giảm giá,... để thu hút người tiêu dùng.


Hiệu quả của chiến dịch


Chiến dịch "Holiday Campaigns" của Coca-Cola đã đạt được những thành công vượt trội, thể hiện qua các chỉ số sau:

Nhận thức thương hiệu: Coca-Cola đã trở thành thương hiệu được người tiêu dùng liên tưởng nhiều nhất đến mùa lễ hội.

Doanh số bán hàng: Doanh số bán hàng của Coca-Cola trong dịp lễ hội luôn tăng trưởng mạnh mẽ.
Truyền thông: Chiến dịch đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Đánh giá

Chiến dịch "Holiday Campaigns" của Coca-Cola là một chiến dịch marketing thành công xuất sắc, thể hiện sự sáng tạo, thấu hiểu tâm lý khách hàng và khả năng nắm bắt xu hướng của Coca-Cola. Chiến dịch này đã giúp Coca-Cola xây dựng hình ảnh thương hiệu vững mạnh, đồng thời thúc đẩy doanh số bán hàng một cách đáng kể.



Những bài học kinh nghiệm rút ra


Lựa chọn đúng thời điểm và thông điệp: Coca-Cola đã lựa chọn thời điểm mùa lễ hội, một dịp lễ hội được mọi người trên thế giới yêu thích, để triển khai chiến dịch. Thông điệp "Share a Coke" cũng rất phù hợp với không khí của mùa lễ hội, mang đến cảm giác ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc cho mọi người.

Sử dụng hình ảnh và thông điệp mang tính biểu tượng: Coca-Cola đã sử dụng hình ảnh và thông điệp mang tính biểu tượng của mùa lễ hội, như ông già Noel, cây thông Noel, xe trượt tuyết,... để tạo ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí người tiêu dùng.

Triển khai đa kênh: Coca-Cola đã triển khai chiến dịch trên đa kênh, bao gồm truyền hình, ngoài trời, truyền thông xã hội,... để tiếp cận được với nhiều người tiêu dùng nhất.

Tổ chức các hoạt động khuyến mãi: Coca-Cola đã tổ chức các hoạt động khuyến mãi trong dịp lễ hội để thu hút người tiêu dùng và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Ngoài những bài học kinh nghiệm trên, chiến dịch "Holiday Campaigns" của Coca-Cola còn mang đến một bài học quan trọng khác cho các nhà marketing, đó là "sự kết nối". Chiến dịch này đã thành công bởi đã chạm đến cảm xúc của người tiêu dùng, khơi gợi trong họ mong muốn được kết nối với những người thân yêu trong dịp lễ hội.

Trong thời đại ngày nay, khi mọi người ngày càng bận rộn và xa cách nhau hơn, nhu cầu kết nối là một nhu cầu rất lớn. Các nhà marketing có thể học hỏi từ chiến dịch "Holiday Campaigns" của Coca-Cola để tạo ra những chiến dịch marketing mang đến cảm giác kết nối cho người tiêu dùng.

>> Bạn có thể theo dõi thêm tại Video dưới đây: 


Chiến dịch "Holiday Campaigns" của Coca-Cola là một chiến dịch marketing mẫu mực, là một nguồn cảm hứng cho các nhà marketing trên toàn thế giới. Chiến dịch này đã thành công vang dội bởi sự sáng tạo, thấu hiểu tâm lý khách hàng và khả năng nắm bắt xu hướng của Coca-Cola.

Cảm ơn các bạn đã đón đọc.


Thứ Năm, 11 tháng 1, 2024

CONTENT MARKETING: HÀNH TRÌNH TỪ NHỮNG BỨC VẼ CỔ ĐẠI ĐẾN VŨ TRỤ TRỰC TUYẾN

Content marketing là một hình thức marketing tập trung vào việc tạo và phân phối nội dung có giá trị, hấp dẫn và phù hợp với đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Nội dung này có thể ở nhiều định dạng khác nhau, bao gồm bài viết, video, infographic, podcast, v.v. 

Lịch sử content marketing có thể bắt nguồn từ thời cổ đại, khi các nhà lãnh đạo thường sử dụng các câu chuyện và bài thơ để truyền bá thông điệp của họ. Tuy nhiên, content marketing hiện đại như chúng ta biết ngày nay chỉ thực sự bắt đầu phát triển vào thế kỷ 19, khi các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng báo chí và các phương tiện truyền thông khác để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ.


Trước công nguyên

Dấu hiệu đầu tiên của sản xuất nội dung được tìm thấy trên tường vẽ hàng động vào 4200 năm trước công nguyên. Một trong những bản vẽ đáng đú ý nhất là "6 cách sử dụng một ngọn giáo giúp thoát khỏi lợn rừng".

Thế kỷ 20

Vào thế kỷ 20, content marketing tiếp tục phát triển với sự ra đời của các phương tiện truyền thông mới, chẳng hạn như radio và truyền hình. Các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng các phương tiện này để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ thông qua các chương trình quảng cáo và các chương trình tin tức.

Vào những năm 1950, các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng các tài liệu tiếp thị, chẳng hạn như tờ rơi và sách hướng dẫn, để cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ của họ. Các tài liệu này thường được gửi trực tiếp đến khách hàng tiềm năng hoặc được đặt tại các cửa hàng và các sự kiện.

Năm 1732

Một trong những ví dụ sớm nhất về content marketing là cuốn sách Poor Richard's Almanack của Benjamin Franklin, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1732. Cuốn sách này chứa đầy các bài viết, tục ngữ và câu đố nhằm mục đích giáo dục và giải trí cho độc giả. Cuốn sách đã rất thành công và giúp Franklin trở thành một trong những người đàn ông giàu có và quyền lực nhất ở Mỹ.

Năm 1801

Nhà sách Librairie Galignani áp dụng các chiến lược nội dung sáng tạo để phát triển kinh doanh của mình, bao gồm mở một phòng đọc sách và xuất bản một tờ báo sưu tập chuyên sưu tập những bài viết, cuốn sách của những tác giải có tầm ảnh hưởng.

Năm 1861

Samuel Wagner ra mắt "American Bee Journal", một tạo chí hiện vẫn đang được xuất bản.

Năm 1882

Bản tin "The Edison Electric Ligjting Company" truyền bá thông tin về lợi ích của ánh sáng điện.

Năm 1867

Công ty bảo hiểm và giám định lò hơi Hartford ra mắt "The Locomotive", hiện được cho là tạp chí lâu công ty lâu đời nhất được xuất bản liên tục có cùng tên tại Hoa Kỳ.

Năm 1887

Con trai của Charles Scribner xuất bản tạp chí Scripner's cung cấp cái nhìn sâu sắc về cuộc đời của những tác giả nổi tiếng nhất.

Năm 1888

Johnson & Johnson ra mắt một ấn phẩm "Modern Methods of Antiseptic Wound Treatment" nhắm đến nhu cầu của bác sĩ mà công ty bán băng y tế cho họ. Họ cũng ra mắt hai ấn phẩm để chia sẽ các bài viết hữu ích với cộng đồng y tế.

Năm 1895

John Deere phát hành tạp chí người tiêu dùng "The Furrow". Hiện nay, tạp chí này vẫn đang được xuất bản với tổng số phát hành đã đạt đén ngưỡng 1.5 triệu ấn phẩm, được phân phối tại 40 quốc gia và dịch sang 12 ngôn ngữ khác nhau.

Năm 1990

Michelin phát hành "The Michelin Guides" - Quyển sách với hơn 400 trang hướng dẫn lái xe, cách bảo quản xe hơi, du lịch và ăn ở trong khi di chuyển. Sau khi phát 35.000 bản in miễn phí, Michelin bắt đầu bán "The Michelin Guides" kiếm lợi nhuận.

Năm 1904

Công ty Jell-O phân phối những bản sao của cuốn sách "Jell-0 Recipe Book" đầu tiên. Điều này giúp công ty thu về trên 1 triệu đô la tính đến năm 1906.

Năm 1924

Sear khởi chạy chương trình "Radio World's Largest Store" với nội dung được sản xuất bởi Tổ chức nông nghiệp Roebuck của Sear, nhằm giúp người nông dân cập nhật tình hình về cuộc khủng hoảng lạm phát.

Năm 1930

P&G mở đầu đột phá với quảng cáo kịch trên Radio. P&G mở đầu cho trào lưu quảng cáo kịch Soap Opera cho sản phẩm xà phòng Duz & Oxydol trên Radio và đây cũng là thời điểm xuất phát cho cụm từ "Soap Opera" thông dụng hiện nay.

Năm 1968

Weight Watches Magazine được phát hành, trở thành một trong những tạp chí tiêu dùng đầu tiên được bày bán tại các quầy báo và các siêu thị.

Năm 1987

LEGO phát hành tạp chí Brick Kicks (Bây giờ là tạp chí LEGO Club).

Thế kỷ 21

Vào thế kỷ 21, sự phát triển của internet đã tạo ra một cuộc cách mạng trong content marketing. Các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng các trang web, blog và các phương tiện truyền thông xã hội để tạo và phân phối nội dung trực tuyến. Content marketing trực tuyến có nhiều ưu điểm so với các hình thức marketing truyền thống. Thứ nhất, nó có thể tiếp cận được với một lượng lớn khán giả trên toàn thế giới. Thứ hai, nó có thể được nhắm mục tiêu đến các đối tượng cụ thể dựa trên sở thích và hành vi của họ. Thứ ba, nó có thể được theo dõi và đo lường hiệu quả một cách dễ dàng.

Năm 2001

Cụm từ "Content Marketing" ra đời. Đầu tư cho nội dung theo yêu cầu (Custom Content) lên tới 20 tỉ USD và cụm từ "Content Marketing" bắt đầu được sử dụng, khởi nguồn từ công ty Penton Custom Media tại Clevelan, Ohio.

Năm 2004

Sherwin-Williams cho phát hành tạp chí STIR, nhắm đến đối tượng các kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất.
Giải thưởng Magnum Opus Awards ra mắt, vinh danh chiến lược Content Marketing xuất sắc (Hiện nay, giải thưởng này được biết tới với tên gọi Content Marketing Awards).

Năm 2008

Các thương hiệu lớn bắt đầu làm content P&G, ra mắt website với nội dung chuyên biệt dành cho các cô gái tuổi Teean: Beinggirl.com. Đây là trang web sản xuất nội dung chuyên biệt được Forester đánh giá hiệu quả gấp 4 lần quảng cáo truyền thống.
American Express đi đầu với việc xây dựng Open Forum cho khách hàng, tốc độ tăng trưởng 23 lần trong năm.

Năm 2011

Bùng nổ Content Marketing!
Tạp chí Chief Content Office ra đời với bản in và bản online.
25% kinh phí dành cho Content Marketing, 89% doanh nghiệp có sử dụng Content Marketing.

Năm 2014

Mariott International bắt đầu 1 Studio nội bộ chuyển về sáng tạo Content Marketing, hợp tác với những người ảnh hưởng và tạo ra các Video độc đáo.

Năm 2015

Phim tài liệu đầu tiên về Content Marketing được ra mắt: The Story of Content Rise of the New Marketing.

Ngày nay

Content Marketing đã trở thành một phần thiết yếu trong mọi chiến lược xây dựng thương hiệu. Các doanh nghiệp sử dụng Content Marketing để thu hút khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại khách hàng hiện tại và tạo ra nhận thức thương hiệu cho cộng đồng người dùng trên Internet.

Trong bài viết này, chúng ta đã đi qua lịch sử phát triển của Content Marketing từ những ngày còn sơ khai cho đến này. Tôi tin với sự phát triển của công nghệ, content marketing sẽ tiếp tục phát triển và trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

CASE STUDY : PHÂN TÍCH CHIẾN DỊCH "THE POLAR BOWL" CỦA COCA-COLA

Chiến dịch quảng cáo "The Polar Bowl" của Coca-Cola vào năm 2012 đã trở thành một điển cố đáng nhớ trong lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị. Với sự kết hợp tinh tế giữa sáng tạo, tương tác và tận dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông, chiến dịch này không chỉ là một cú hit trên Super Bowl mà còn mở ra một hướng đi mới cho các chiến lược quảng cáo của các thương hiệu lớn. Hãy cùng khám phá những yếu tố quan trọng đằng sau thành công rực rỡ của "The Polar Bowl".




Nói tới thành công của một chiến dịch quảng cáo, chúng ta phải nói đến những góc độ sâu hơn trong Marketing ở nhiều mặt: 

Bắt Đầu Chuyển Đổi Chiến Lược: Kích Thích Sự Tương Tác


Coca-Cola đã đổi mới bằng cách chuyển đổi từ mô hình quảng cáo truyền thống sang việc kích thích sự tham gia của người tiêu dùng. Thay vì chỉ là người xem, họ muốn người tiêu dùng tham gia tích cực vào trải nghiệm quảng cáo. Điều này thể hiện qua việc tạo ra không gian tương tác trực tuyến trên CokePolarBowl.com, nơi mà người xem có thể tương tác trực tiếp với những chú gấu Bắc Cực.

Họ đã tạo ra một nơi để người dùng không chỉ theo dõi trận đấu, mà những diễn biến trước và sau mỗi trận thông qua biểu cảm của hai chú gấu Bắc Cực đã tạo nên cơn sốt ngay lúc đó. Đó chính là lý do để người dùng tham gia vào chương trình quảng cáo của lần này, đặc biệt là kích thích hành động tương tác của họ thông qua thao tác truy cập vào Website của hãng. 


Tiếp Đến, Tận Dụng Bối Cảnh và Sự Tương Tác Độc Đáo

Coca-Cola đã tận dụng xu hướng sử dụng màn hình thứ hai của người xem. Thông qua chiến dịch trực tuyến và tương tác với chú gấu Bắc Cực, họ đã tạo ra một không gian độc đáo, nơi người xem không chỉ xem quảng cáo mà còn tham gia vào một trải nghiệm tương tác độc đáo.

Nhìn vào số liệu cho thấy trải nghiệm trực tuyến thu hút hơn 9 triệu người dùng, với thời lượng tương tác trung bình là 28 phút trên CokePolarBowl.com. Đây là một thời gian đáng kể, cho thấy người xem không chỉ quan tâm đến quảng cáo mà còn muốn tương tác và tham gia.

Kết Hợp Đặt Mục Tiêu và Thành Tích 

Mục tiêu đặt ra trước sự kiện không chỉ là một con số ngẫu nhiên mà là một phần quan trọng của chiến lược. Mục tiêu cụ thể đã tạo động lực cho cộng đồng, và việc vượt qua con số mục tiêu đó là một thành tựu đáng kể, cho thấy chiến dịch đã thu hút sự chú ý và tham gia tích cực.

Việc mục tiêu đăng ký ban đầu chỉ là 2,500 người. Tuy nhiên, kết quả thực tế đã được vượt qua với 32,000 người đăng ký khi sự kiện bắt đầu, một con số ấn tượng, chứng minh sức hút của chiến dịch đối với cộng đồng.

Sử Dụng Biểu Tượng Thương Hiệu

Chú gấu Bắc Cực, là biểu tượng của Coca-Cola từ năm 1922, đã được tích hợp một cách sáng tạo vào chiến dịch. Họ không chỉ là những nhân vật đáng yêu mà còn là biểu tượng thương hiệu, tạo ra một liên kết mạnh mẽ giữa quảng cáo hiện tại và quá khứ của thương hiệu.

Sự xuất hiện của chú gấu Bắc Cực trong quảng cáo đã tăng cường sự nhận thức thương hiệu và tạo nên một kết nối với những kí ức lâu dài của khách hàng. Điểm nổi bật của phiên bản Gấu lần này chính là khả năng biểu cảm trước mỗi kết quả trận đấu. Hai chú gấu cổ vũ cho hai đội bóng khác nhau, chính điều này tạo nên sự thích thú cho người xem. 

Hiệu Suất Trên Mạng Xã Hội

Chiến dịch không chỉ giữ chân người xem trên truyền hình mà còn tạo nên cơn sốt trên mạng xã hội. Sự chú ý trên Twitter với hơn 66 ngàn đề cập và đỉnh điểm 5 ngàn tweet mỗi phút trong một số lượt quảng cáo cụ thể cho thấy chiến dịch đã tạo ra sự thảo luận và chia sẻ tích cực.

Số liệu thống kê trên Twitter cho thấy độ lan truyền và tương tác của chiến dịch trên mạng xã hội, giúp tăng cường tầm ảnh hưởng của thương hiệu.

Thành quả này bắt nguồn từ thói quen tiêu dùng dần chuyển đổi sang các thiết bị điện tử. Cụ thể hơn, tỉ lệ sử dụng thiết bị thứ 3 như máy tính bảng, điện thoại để theo dõi giải đấu của  người dùng ngày càng tăng. Đó chính là việc bắt kịp xu hướng.

Thành Tích Ấn Tượng

Sự thành công của chiến dịch không chỉ là ở con số kỷ lục với 132 triệu người xem quảng cáo trên Super Bowl. Trải nghiệm trực tuyến thu hút hơn 9 triệu người dùng, và thời lượng tương tác trung bình 28 phút trên CokePolarBowl.com là những thành tích ấn tượng, chứng minh sự hiệu quả của chiến dịch từ cả hai phía quảng cáo truyền thống và trực tuyến.

>> Bạn có thể theo dõi thêm tại Video dưới đây: 


Tổng cộng, "The Polar Bowl" không chỉ là một chiến dịch quảng cáo mà là một sự kiện giao tiếp đa chiều, tương tác và kết hợp hiệu quả giữa truyền thống và công nghệ. Coca-Cola đã không chỉ tạo ra một chiến dịch quảng cáo thành công mà còn mở ra một hướng mới trong cách thương hiệu tương tác với khách hàng. Chiến dịch này tiếp tục là nguồn cảm hứng cho ngành quảng cáo và chứng minh rằng, để thu hút sự chú ý, sự tương tác tích cực từ cộng đồng là chìa khóa quan trọng.

>> Xem thêm bài viết: CASE STUDY: PHÂN TÍCH CHIẾN DỊCH "HILLTOP" CỦA COCA COLA


Thứ Ba, 26 tháng 12, 2023

CASE STUDY: PHÂN TÍCH CHIẾN DỊCH "HILLTOP" CỦA COCA COLA

Tiếp tục với không khí hoài cổ, hôm nay chúng tôi sẽ phân tích chiến dịch quảng cáo nổi tiếng "I'd like to buy the world a Coke" của Coca-Cola, ra mắt vào năm 1971. Đây được coi là một trong những chiến dịch quảng cáo phổ biến nhất mọi thời đại và đã góp phần quan trọng vào việc định hình lại hướng đi của các chiến dịch quảng cáo của công ty. Trái với xu hướng trước đó, khi hầu hết các quảng cáo tập trung vào sản phẩm và mô tả cảm giác sảng khoái khi thưởng thức Coca-Cola, như trong các chiến dịch như "1956 — Coca-Cola… Makes Good Things Taste Better," "1958 — The Cold, Crisp Taste of Coke," "1959 — Be Really Refreshed," "1963 — Things Go Better with Coke,". Lần này, trong chiến dịch "I'd like to buy the world a Coke" Coca-Cola truyền tải một thông điệp nhân văn với mong muốn hòa bình và mục tiêu hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Mặc dù vào thời điểm đó, việc truyền đạt và thu nhận phản hồi từ khách hàng là một thách thức lớn, nhưng "I'd like to buy the world a Coke" lại mang đến thành công rất bất ngờ, quảng cáo đã thu hút hơn 100.000 lá thư phản hồi từ khách hàng, thậm chí đoạn video của nó còn được sử dụng vào cuối bộ phim truyền hình thành công "Mad Men," chứng tỏ ấn tượng sâu sắc và khả năng ghi nhớ vô song của chiến dịch này. Hãy cùng chúng tôi khám phá sự thành công đằng sau "I'd like to buy the world a Coke" của Coca-Cola.

I'd like to buy the world a Coke

Đây là chiến dịch quảng cáo mang phong cách cổ điển và giản dịch được quay tại đỉnh đồi của Italia. Hình ảnh một nhóm người không phân biệt chủng tộc, màu da cầm trên tay chai Coca-Cola kiểu dáng truyền thống trên tay và hát quan ca khúc “I Like to Teach the World to Sing”. Vào thời điểm ra mắt, bài hát ngay lập tức trở thành biểu tượng của thương hiệu và được chuyển đến các đài phát thanh và đài truyền hình trên khắp nước Mỹ. “Hilltop” được đánh giá là bước đệm thành công nhất trong lịch sử quảng cáo của Coca-Cola thời bấy giờ.

Mục tiêu của chiến dịch:

Chiến dịch "Hilltop" của Coca-Cola đặt mục tiêu chính không chỉ là bán sản phẩm mà còn truyền đạt một thông điệp hòa bình và đoàn kết toàn cầu. Bằng cách sử dụng bài hát "I'd Like to Teach the World to Sing," họ không định hình Coca-Cola là một thứ đồ uống có gas thêm vị ngọt của đường, họ tập trung vào xây dựng hình ảnh Coca-Cola như một chất thống nhất toàn cầu, một loại đồ uống đơn giản có sức mạnh vượt qua biên giới, ngôn ngữ và văn hóa. Hilltop phát ra lời kêu gọi mọi người tham gia vào cộng đồng, nơi tình yêu thương, niềm vui và tương tác tích cực được đề cao. Nhờ vào đó, Hilltop đã nhanh chóng giúp Coca-Cola trở thành một thương hiệu biểu tượng không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh mà còn gắn liền với cuộc sống hàng ngày của từng người tiêu dùng, trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa đương đại.

Bối cảnh

Bài hát "I'd Like to Teach the World to Sing" và chiến dịch quảng cáo "Hilltop" của Coca-Cola được ra mắt được tạo ra trong nổ lực chứng minh cho một tầm nhìn tích của của Coca-Cola về một thế giới hòa bình, đoàn kết và hi vọng trong thời kỳ mà thế giới đang chứng kiến nhiều biến động xã hội và chính trị.
  • Chính Trị và Chiến tranh Việt Nam: Những năm 1970 là thời kỳ căng thẳng chính trị và chiến tranh tại nhiều quốc gia, đặc biệt là với cuộc Chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch "Hilltop" cố gắng đưa ra thông điệp về hòa bình, đoàn kết và hy vọng, nhằm giảm nhẹ một phần nào đó bối cảnh căng thẳng và khó khăn của thời điểm đó.
  • Văn Hóa Hiện Đại và Sự Thay Đổi Xã Hội: Chiến dịch nhấn mạnh vào giá trị đoàn kết và sự giao lưu giữa các quốc gia và văn hóa. Thời kỳ này chứng kiến sự biến đổi về giới tính, văn hóa, và xã hội nói chung. Chiến dịch cố gắng tạo ra một hình ảnh tích cực về sự đa dạng và sự liên kết xã hội.
  • Thách Thức Về Tư Cách Công Dân: Bài hát và chiến dịch quảng cáo cũng hướng đến một ý nghĩa về tư cách công dân, khích lệ người xem trở thành "người hướng dẫn thế giới" bằng cách giáo dục, hòa nhạc, và hòa bình. Điều này có thể hiểu là một mệnh đề tích cực về sự tương trợ trong cộng đồng.

Phương pháp tiếp cận của chiến dịch “Hilltop” của Coca-Cola

Coca-Cola đã áp dụng phương pháp tiếp cận sáng tạo và độc đáo để truyền đạt thông điệp của mình.
  • Kết hợp giai điệu hấp dẫn và lời bài hát đầy mê hoặc: "I'd Like to Teach the World to Sing” không phải là tiếng leng keng thông thường, nó là một bản giao hưởng của hi vọng, sự đoàn kết dưới sự hợp tác tài tình của bốn nhạc sĩ người Anh Roger Cook, Roger Greenaway, Bill Backer và Billy Davis.
  • Từ Radio Jingle đến Triumph truyền hình: Vượt xa giới hạn của đài phát thành, Hilltop chuyển sang phương tiện có tác động mạnh mẽ hơn là truyền hình. Với ý tưởng quảng cáo táo bạo ăn sâu tâm trí, Coca-Cola đã thiết lập một sân khấu đẹp như tranh vẽ trên đỉnh đồi có tầm nhìn toàn cảnh ngoạn mục và cảnh quan đa dạng của Ý. Từ đỉnh đồi này, họ có thể gợi lên cảm giác về sự rộng lớn của thế giới trong khi vẫn duy trì sự kết nối mật thiết với khán giả.
  • Dự án đa dạng với một thông điệp thống nhất: Để thật sự nhấn mạnh khái niệm về sự đoàn kết toàn cầu, quảng cáo Hilltop đã tập họp dàn diễn viên hoành tráng đến từ 20 quốc gia khác nhau đứng cạnh nhau trên cùng một đỉnh đồi. Những khác biệt của họ hội tụ một cách hài hòa để truyền tải một thông điệp thống nhất và mạnh mẽ. Đó là minh chứng cho sự quyết tâm nhãng hàng, một sự thể hiện trực quan hoàn hảo về chủ đề mà họ đang cố gắng truyền tải về một thế giới đoàn kết, ca hát hòa điệu hoàn hảo, chia sẻ một Coca-Cola.

Kết quả và thành công của chiến dịch “Hilltop” của Coca-Cola

  • Coca Cola đã nhận được hơn 100.000 lá thư phản hồi yêu thích quảng cáo từ người dùng.
  • Đoạn video của quảng cáo được sử dụng ở phần cuối bộ phim truyền hình thành công của “Mad Men”.
  • Quảng cáo đã kéo McCann Erickson và đạo diễn nổi tiếng Harvey Gabor thoát khỏi tình trạng sa sút về sáng tạo nhỏ và thậm chí còn tạo ra một đĩa đơn ăn khách.
  • Hillside Singers đã thu âm lại nó thành "I'd Like to Teach the World to Sing (In Perfect Harmony)", ca khúc đã đứng thứ 13 trên bảng xếp hạng Billboard.
  • “I'd Like to Teach the World to Sing" trở thành bài hát được nghe trên toàn thế giới.
  • Hilltop trở thành một trong 100 quảng cáo truyền hình và video hay nhất mọi thời đại được vinh danh trên Drum.

Bài học từ chiến dịch Hilltop của Coca-Cola:

  • Chuyển Đổi từ Sản Phẩm đến Giá Trị Cộng Đồng: Chiến dịch Hilltop chứng minh rằng việc tập trung không chỉ vào sản phẩm mà còn vào giá trị cộng đồng và thông điệp nhân văn có thể tạo ra một liên kết mạnh mẽ với khách hàng. Việc truyền đạt mục tiêu hòa bình và cuộc sống tốt đẹp hơn đã giúp Coca-Cola trở thành một phần của văn hóa và cuộc sống hàng ngày.
  • Đối Mặt với Thách Thức và Đổi Mới: Trong bối cảnh thách thức của việc thu hút sự chú ý và tương tác trong một thời kỳ căng thẳng xã hội và chính trị, Coca-Cola đã đối mặt với thách thức và đổi mới bằng cách tạo ra một chiến dịch độc đáo và đầy ấn tượng. Việc chuyển từ quảng cáo sản phẩm truyền thống đến thông điệp toàn cầu là một bước đột phá.
  • Sáng Tạo trong Truyền Thông và Âm Nhạc: Sự kết hợp của hình ảnh đẹp và bài hát cuốn hút đã tạo ra một trải nghiệm tuyệt vời cho người xem. Sự sáng tạo trong việc sử dụng âm nhạc và hình ảnh là chìa khóa để thu hút sự chú ý và ghi nhớ, giúp chiến dịch trở thành một biểu tượng và để lại ấn tượng sâu sắc.
  • Tích Hợp Thương Hiệu và Giá Trị Cộng Đồng: Hilltop là một ví dụ xuất sắc về cách tích hợp thương hiệu với giá trị cộng đồng. Việc đặt Coca-Cola như một biểu tượng của đoàn kết toàn cầu và hy vọng đã củng cố vị thế của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.
  • Thành Công Quảng Cáo và Tương Tác Khách Hàng: Việc thu hút hơn 100.000 lá thư phản hồi và việc sử dụng đoạn video trong một bộ phim truyền hình nổi tiếng là minh chứng cho sức mạnh của chiến dịch. Sự tương tác tích cực từ khách hàng là một yếu tố quan trọng đóng góp vào thành công của chiến dịch.
  • Hiểu Rõ Bối Cảnh và Đáp Ứng Đúng Đắn: Chiến dịch Hilltop không chỉ là một quảng cáo mà còn là một phản ánh chính xác của bối cảnh xã hội và chính trị lúc bấy giờ. Việc chọn lựa thông điệp về hòa bình và đoàn kết là một phản ứng đúng đắn và có hiệu quả đối với tâm trạng của khách hàng trong giai đoạn khó khăn.
Tóm lại, chiến dịch Hilltop của Coca-Cola không chỉ là một thành công về mặt quảng cáo mà còn là một bài học về cách kết hợp sáng tạo, giá trị cộng đồng và đáp ứng đúng đắn vào bối cảnh xã hội để tạo ra một chiến dịch đặc sắc và ghi nhớ lâu dài.

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2023

CASE STUDY: PHÂN TÍCH CHIẾN DỊCH "SHARE A COKE" CỦA COCA COLA

 Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm ý tưởng xây dựng thương hiệu của mình thì "Share a Coke" là một trong chiến dịch mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn biến mình từ "vô danh" trở thành một thương hiệu biểu tượng được biết đến toàn cầu như Coca-Cola. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra những phân tích hay nhất để bạn thấy được vì sao Coca-cola có thể tăng doanh số bán hàng lên 2% đảo ngược trong suốt 10 năm suy giảm tại Hoa Kỳ, tăng 7% mức tiêu thu ở người trẻ - 4% thị phần tại Úc, nhân rộng chiến dịch trên 80 quốc gia và nhận về giải thưởng Creative Effectiveness Lion Awards tại Cannes. Hãy bắt đầu xem ngay!


Bối cảnh

Share A Coke được xem là một nổ lực của Coca-Cola để thích ứng với sự thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008. Vào thời kỳ đó, nhiều quốc gia phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và người dân bắt đầu thắt chặt tiêu dùng.
Chật vật tìm kiếm việc làm và kèm theo quỹ tiền dự phòng bị rút ruột mỗi ngày, người tiêu dùng thường có xu hướng thay đổi hành vi mua hàng của họ. Thay vì thoải mái mua sắm theo sở thích, họ tập trung nhiều hơn vào giá trị và trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ. Với bối cảnh đó, các doanh nghiệp đồ uống hầu hết đều phải đối mặt với sự biến động trong ưu tiên của người tiêu dùng, điều này không ngoại lệ với Coca-Cola.

Lấy ý tưởng ban đầu từ Úc, một quốc gia nơi sự phát triển của công nghệ số đã làm thay đổi cách mà mọi người giao tiếp với nhau. Đó là khi những buổi tiệc và cuộc gặp gỡ trực tiếp đang dần nhường chỗ cho việc kết nối và tương tác trên các nền tảng xã hội như: Facebook, Twitter, Myspace,... và thức uống có gas, một thời được coi là "Vua của giới trẻ" đang đánh mất dần sự quan tâm của giới trẻ ở Úc. Thậm chí, theo thống kê có tới 50% người trẻ ở Úc chưa từng thử Coca-Cola.

Nhãn hàng đã quyết định triển khai một chiến dịch quảng cáo nhằm chứng minh Coca-Cola phù hợp với thời đại mới, phù hợp với đối tượng khách hàng trẻ tuổi và khuyến khích mọi người tương tác sâu hơn với thương hiêu trên cả hai phương diện Online và Offline. Do đó, vào mùa hè năm 2011, chiến dịch "Share a Coke" ra đời, một chiến dịch thành công vượt ngoài mong đợi, nó đã tạo ra một làn sóng lớn, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường nước giải khát tại nước Úc và trên toàn thế giới.
Mục Tiêu của Chiến Dịch "Share a Coke" của Coca-Cola

Chiến dịch "Share a Coke" của Coca-Cola đặt ra hai mục tiêu chính:

(1) Mục tiêu chính và quan trọng nhất là tăng doanh số bán hàng, đặc biệt là trong mùa hè ở Úc.
(2) Mục tiêu thứ hai là tương tác tích cực với khách hàng thông qua các cuộc trò chuyện ý nghĩa.

Chiến dịch được thiết kế để tạo ra một nền tảng, nơi người tiêu dùng không chỉ tiêu thụ sản phẩm mà còn phát triển tình cảm chân thành với thương hiệu.
Phương Pháp Tiếp cận của Chiến Dịch "Share a Coke" của Coca-Cola

Triển khai đa kênh:

Coca - Cola triển khai "Share a Coke" thông qua nhiều kênh truyền thông như báo chí và quảng cáo truyền hình. Nhưng, chiến dịch này chỉ thật sự bắt đầu thu hút sự chú ý mạnh mẽ của khách hàng trên các kênh mạng xã hội như Instagram, Twitter, và Facebook. Đặc biệt là Facebook với lượng người dùng lớn giúp tập trung cộng đồng và theo dõi sự lan truyền mạnh mẽ.

Hơn nữa, chiến dịch đã đạt được sự chia sẻ hàng loạt, giúp khách hàng kết nối với nhau. Đơn giản, người tiêu dùng chỉ cần gửi tin nhắn SMS chứa tên của bạn bè, sau đó tên đó sẽ được hiển thị trực tiếp trên biển quảng cáo nổi tiếng của Coca-Cola tại khu vực King's Cross, Sydney.

Sau đó, người dùng nhận được một hình ảnh động (MMS) để chia sẻ tên bạn bè đã chọn của họ được hiển thị rực sáng trên Facebook hoặc gửi qua email.

Khuyến khích sự tham gia của chiến lược truyền thông trực tuyến:

Coca-Cola khuyến khích nhiều người tham gia tạo ra nội dung trên mạng xã hội bằng cách đặc biệt nhắm đến những người thường xuyên sử dụng mạng xã hội và thường chia sẻ ảnh, bài viết trên Facebook, Twitter, và các nền tảng khác.

Điều đặc biệt là Coca-Cola đã biến những người này thành những người đồng sáng tạo và quảng bá thương hiệu của họ.

Kết quả là, nhiều người đã tự tham gia trên nhiều mạng xã hội như Facebook, Twitter, và Instagram, tạo ra một kết nối cá nhân ấn tương giữa Coca-Cola với người tiêu dùng.
Tạo kết nối cá nhân với khách hàng:
Coca-Cola đã tạo một kết nối cảm xúc với khách hàng bằng cách cá nhân hóa.

Họ nhận thức rằng cách tốt nhất để gần gũi với khách hàng là thông qua sự cá nhân hóa. Người tiêu dùng thường thích tự thể hiện sáng tạo thông qua việc kể chuyện và duy trì liên lạc với bạn bè. Do đó, chiến dịch đã sử dụng đặc điểm tích cực này của người tiêu dùng.

Ví dụ, khi một người tiêu dùng chia sẻ một chai Coca-Cola có tên với cha mình, anh ta cảm thấy như đang tôn vinh cha mình chứ không chỉ là quảng bá thương hiệu Coca-Cola. Hơn nữa, việc chụp và chia sẻ hình ảnh với hashtag #shareacoke trên mạng xã hội tạo ra nhiều nội dung trực tuyến cá nhân hóa hơn, đồng thời dẫn đến nhiều lượt chia sẻ trên khắp mọi nơi.

Kết hợp CTA mạnh mẽ

Coca-Cola đã tạo ra một Lời Kêu Gọi Hành Động mạnh mẽ trong chiến dịch. Tên chiến dịch "Share a Coke" chính là Lời Kêu Gọi Hành Động. Nó khiến mọi người mua Coca-Cola và chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ với bạn bè và gia đình trên mạng xã hội.

Coca-Cola đã đảm bảo rằng khẩu hiệu của chiến dịch phải là cái gì đó rất cuốn hút và dễ nhớ, sao cho lời kêu gọi hành động ngay lập tức nảy ra trong đầu khách hàng khi họ mua sản phẩm.

Kết quả và thành công của chiến dịch Share a Coke của Coca-Cola:

Dưới đây là kết quả phân tích từ thành cong của chiến dịch "Share a Coke".

(1) Mức tiêu thụ trong thanh thiếu niên tăng 7% và 4% thị phần của Coke tại Úc(theo ước tính của công ty quảng cáo Ogilvy).

(2) Ghi nhận doanh số bán hàng tăng 2% đảo ngược trong một thập kỷ suy giảm tại Hoa Kỳ.

(3) Chiến dịch đạt giải thưởng Creative Effectiveness Lion Awards tại Cannes.

(5) #ShareACoke thậm chí đã trở thành chủ đề xu hướng #1 toàn cầu. Hashtag cũng đã được sử dụng 29.000 lần trên Twitter (Brandwatch, 2013).

(6) Chiến dịch triển khai mạnh mẽ hơn 80 quốc gia trên toàn cầu.

(7) Chiến dịch tạo ra hình ảnh tích cực biến Coca-cola trở thành một thương hiểu biểu tượng cho sự gắn kết quả chia sẻ tình cảm trong tâm chí người tiêu dùng.

Những Lý Do Góp Phần Vào Thành Công của Chiến Dịch "Share A Coke"


Kết nối Cá Nhân Với Người Tiêu Dùng

Người tiêu dùng thường được thu hút bởi các sản phẩm và dịch vụ mang lại trải nghiệm cá nhân. Cá nhân hóa được xem là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống hằng ngày. Bằng cách tạo ra trải nghiệm cá nhân, chiến dịch "Share a Coke" đã khuyến khích người tiêu dùng quảng bá thường hiệu trong khi vẫn đang chú trọng đến khía cạnh cá nhân của họ. Ví dụ, khi người dùng chia sẻ một chai Coca-Cola có tên họ với bạn vè, họ cảm thấy như mình vừa tạo ra một ký ức đặc biệt cho các mối quan hệ của họ thay vì chỉ quảng cáo cho thương hiệu Coca-cola.

"Share a Coke" có một CTA xuất sắc

"Share A Coke" là một khẩu hiệu đủ mạnh mẽ để thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm và chia sẻ câu chuyện về Coca-Cola của họ trực tuyến. Nó ngắn gọn, dễ nhớ và lôi cuốn, và liên túc thôi thúc người tiêu dùng hành động.

Chiến dịch được cập nhật thường xuyên

Xây dựng thói quan dựa vào tần suất xuất hiện và cập nhật, đã làm cho "Share a Coke" ghi điểm cộng ấn tượng trong mắt người tiêu dùng của Coca-cola. Trong năm 2015, họ mở cửa hàng thương mại điện tử, nơi người tiêu dùng có thể đặt chai nước có gas mang tên của họ. Lời bài hất được thêm vào để tăng doanh số bán hàng. Năm 2017, công ty tiếp tục tạo ra trang web shareacoke, nơi người tiêu dùng có thể nghe một đoạn nhạc ngắn nhắc đến tên của chính họ. Sau đó, năm 2018, công ty lại thêm nhã có thể tháo rời để người tiêu dùng có thể dán ở bất kỳ nơi nào mà họ muốn như quần áo, điện thoại, sách,vv.

Bài học rút ra từ chiến dịch "Share a Coke" của Coca-Cola

Chiến dịch "Share a Coke" của Coca-Cola được xem là một chiến dịch xuất sắc nhất từng được thiết kế. Nó chỉ ra cách làm thế nào một thương hiệu biểu tượng như Coke có thể tương tác với khách hàng của họ bằng cách thay đổi "LOGO VÀ TÊN".

Thành công của "Share a Coke" đã minh chứng rằng "CÁ NHÂN HÓA" chỉ thực sự hiệu quả và hấp dẫn nếu được chia sẻ với đại chúng. Chiến dịch không chỉ khuyến khích khách hàng chia sẻ mà còn cung cấp cho họ nền tảng thể hiện sáng tạo thông qua sự tùy chỉnh.

Không những thế, chiến dịch còn giúp chúng ta hiểu rằng truyền thông xã hội đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra ảnh hưởng và tận dụng hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như công ty. Bí mật thành công đằng sau của "Share a Coke" chính là kết nối với người tiêu dùng ở mức độ cá nhân. (Tham khảo: "Sức mạnh của cá nhân hóa trong Marketing" - Taylor Wilson).

Chìm đắm vào thế giới ngày nay, tiếp thị đã chuyển mình với tốc độ nhanh chóng, đưa chúng ta vào thời đại số hóa. Những nhà tiếp thị đang dần trở thành những nghệ sĩ kỹ thuật số, nắm vững công nghệ để tạo ra những chiến lược độc đáo và hiệu quả. Nếu bạn muốn khám phá sức mạnh của Tiếp Thị Số và cách nó có thể đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp cá nhân của bạn, hãy đọc thêm về những chủ đề hấp dẫn khác trên trang Blog của chúng tôi. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những thông tin giá trị và chiến lược hữu ích nhất.

CASE STUDY: PHÂN TÍCH CHIẾN DỊCH "OPEN HAPPINESS" CỦA COCA-COLA

Bạn đã bao giờ nghĩ đến khoảnh khắc "Mở nắp Hạnh Phúc" của chính bạn bao giờ chưa? Nếu chưa, thì ngay lúc này, tôi và bạn hãy cùng nhau bắt đầu cuộc phiêu lưu đầy màu sắc và ý nghĩa này ở đây, nơi chúng ra sẽ cùng nhau khám phá một trong những chiến lược tiếp thị nổi tiếng và đầy sáng tạo - "Open Happiness" của Coca-Cola, xem cách họ sử dụng chiến lược này để mở cánh cửa niềm vui và kết nối mạnh mẽ với khách hàng qua những cảm xúc tinh tế và kỷ niệm khó quên.

Open Happiness

Chiến dịch "Open Happiness" được ra mắt vào năm 2009 và kéo dài đến năm 2015. Thông điệp chính của chiến dịch là Coca-Cola có thể mang lại hạnh phúc cho mọi người. Các quảng cáo đề xoay quanh hình tượng mọi người đang uống Coca-Cola và tận hưởng những khoảnh khắc hạnh vui vẻ và đầy kỷ niệm bên người những người đặc biệt của họ. Khẩu hiệu của chiến dịch "Open Happiness" là một lời kêu gọi hành động ấn tượng và dễ nhớ để khuyến khích mọi người hãy chia sẻ hạnh phúc bằng cách mở một lon Coca-Cola và thưởng thức chung.

Một trong những quảng cáo phổ biến của chiến dịch  "Open Happiness" là quảng cáo "Happiness Machine". Trong quảng cáo này, một máy bán Coca-Cola tự động phát coca miễn phí, hoa và pizza cho sinh viên đại học. Quảng cáo này đã lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội và là một thành công lớn.

Bối cảnh thị trường

Trước khi Coca-Cola tung ra chiến dịch "Open Happiness" vào năm 2009, thị trường đồ uống đang đối mặt với nhiều thách thức và biến động. Dưới đây là một số điểm quan trọng về bối cảnh thị trường trong thời kỳ đó:

Cạnh Tranh Khốc Liệt: Thị trường đồ uống là một trong những lĩnh vực cạnh tranh nhất, với sự hiện diện của nhiều đối thủ nặng cân. Không chỉ có các công ty đồ uống nổi tiếng như Pepsi, mà còn xuất hiện ngày càng nhiều thương hiệu mới và các sản phẩm thay thế khác như nước ngọt không đường, nước suối, và đồ uống tăng lực.

Thay Đổi Xu Hướng Sức Khỏe: Trong giai đoạn trước đó, có một sự chuyển đổi trong ý thức của người tiêu dùng về lối sống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe. Nhiều người đang chú trọng hơn đến việc giảm tiêu thụ đường và calo, điều này tạo áp lực đối với các sản phẩm nước ngọt truyền thống như Coca-Cola.

Kỹ Thuật Sản Xuất Đổi Mới: Cùng với sự phát triển của công nghệ sản xuất và đóng gói, có sự xuất hiện của nhiều sản phẩm mới với những tính năng đặc biệt, hấp dẫn người tiêu dùng. Coca-Cola cần phải đối mặt với áp lực để không chỉ duy trì đội đua với các đối thủ cũ mà còn đáp ứng các xu hướng mới trong ngành.

Kết Nối Với Thế Hệ Trẻ: Đối mặt với thế hệ người tiêu dùng mới, đặc biệt là những người trẻ, Coca-Cola cần phải tìm cách kết nối và tạo ấn tượng tích cực với một thị trường mà thường xuyên thay đổi sở thích và mong đợi trải nghiệm độc đáo.

Tất cả những thách thức này đã đặt ra câu hỏi về cách Coca-Cola có thể duy trì và tăng cường thị phần của mình trong một thị trường ngày càng cạnh tranh và đòi hỏi sự đổi mới và sáng tạo. Chiến dịch "Open Happiness" được thiết kế để đối mặt trực tiếp với những thách thức này, đưa ra một cách tiếp cận tích cực và tận hưởng cuộc sống.

Phương pháp tiếp cận của chiến dịch "Open Happiness" của Coca-Cola

Mục tiêu chiến dịch quảng cáo "Open Happiness" của Coca-Cola là tạo ra một trạng thái tinh thần tích cực và hạnh phúc khi người tiêu dùng tận hưởng sản phẩm của họ. 
  • Tạo Cảm xúc và Liên Kết Emotionally: Chiến dịch tập trung vào việc tạo ra những trải nghiệm cảm xúc tích cực và liên kết mức độ tình cảm giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Họ cố gắng kết nối với các giá trị tích cực như niềm vui, hạnh phúc và sự kết nối con người.
  • Chia Sẻ Hạnh Phúc và Làm Tốt Đẹp: Chiến dịch chú trọng đến việc chia sẻ niềm vui và hạnh phúc thông qua các hành động làm từ thiện và những dự án cộng đồng tích cực.
  • Sử Dụng Nghệ Thuật và Âm Nhạc: Coca-Cola thường sử dụng nghệ thuật và âm nhạc để tạo ra các quảng cáo độc đáo và lôi cuốn. Những quảng cáo này thường đi kèm với âm nhạc sôi động và hình ảnh màu sắc, thúc đẩy cảm giác hạnh phúc và sự tươi mới.
  • Thực Hiện Quảng Bá Qua Nhiều Kênh Truyền Thông: Chiến dịch sử dụng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như truyền hình, radio, quảng cáo in và trực tuyến để tiếp cận nhiều đối tượng khác nhau và tạo ra một ấn tượng sâu sắc.
  • Tương Tác Xã Hội và Tham Gia Cộng Đồng: Coca-Cola khuyến khích tương tác xã hội và tham gia cộng đồng thông qua các chiến dịch truyền thông trực tuyến và các sự kiện thú vị.
  • Tạo Ra Những Kỉ Niệm Tích Cực: Chiến dịch hướng tới việc kích thích sự tưởng tượng và tạo ra những kỷ niệm tích cực khi người tiêu dùng thưởng thức sản phẩm Coca-Cola.
Những phương pháp tiếp cận này giúp Coca-Cola xây dựng một hình ảnh thương hiệu tích cực và tạo ra một liên kết tinh thần với người tiêu dùng, khuyến khích họ liên tục lựa chọn sản phẩm của công ty.

Thành công từ chiến dịch "Open Happiness" của Coca-Cola

Khi bạn đang tìm kiếm những số liệu cho thấy hiệu quả đằng sau một chiến dịch quảng cáo thì sự thành công của Open Happiness cho thấy quảng cáo là tất cả các chiến dịch mà ở đó tất cả đều không là vấn đề khi thương hiệu của họ xuất hiện ở khắp mọi nơi như trên TV, Radio, Outdor và Internet,

Không ai có thể trả lời được con số chính xác rằng có bao nhiêu người cảm thấy hạnh phúc khi uống Coca-Cola trong chiến dịch Open Happiness. Một chiến dịch như vậy, chỉ có thể thành công khi mọi người trải nghiệm nó, cảm nhận, nếm thử, nghe và chìm đắm trong không gian âm nhạc mà Coca-Cola đã cố tình lồng ghép. Chúng ta không thể liệt kê con số chính xác nhưng "Open Happiness" lại là bộ nền cho sự thành công của "Share a Coke" vào mùa hè năm 2011.

Bài học rút ra từ chiến dịch "Open Happiness" của Coca-Cola

Có thể nói, chiến dịch "Open Happiness" của Coca Cola là một bài học quan trọng về nghệ thuật tiếp thị, nơi sức mạnh của trải nghiệm tích cực và kết nối tính cảm mạnh mẽ khiến khách hàng khắc sâu ấn tượng về thương hiệu của chính họ.

Chiến dịch này không đơn thuần là quảng bá sản phẩm, họ xây dựng một câu chuyện xoay quanh niềm hạnh phúc hân hoan mà bất kỳ ai cũng mong muốn có thể cảm nhận và nếm thử. Thương hiệu không chỉ đơn thuần là một sản phẩm tiêu dùng hay một loại hình dịch vụ mà nó là một phần của cuộc sống đời thường, nguồn cảm hứng giúp mọi người tìm thấy nguồn năng lượng tích cực ẩn sâu bên trong của chính mình.

Sự sáng tạo trong việc tích hợp nghệ thuật và âm nhạc đã tạo ra một trải nghiệm đa chiều. Các yếu tố trực quan này không chỉ thu hút khán giả mà còn tạo ra một không khí tích cực xung quanh thương hiệu. Điều này đã giúp Coca-Cola không chỉ là một loại đồ uống, mà là một trải nghiệm tương tác và cảm xúc.

Chiến dịch cũng khéo léo tích hợp vào hiện trạng và trách nhiệm xã hội. Việc thúc đẩy các hoạt động làm từ thiện và các dự án tích cực không chỉ tạo ra ảnh hưởng tích cực mà còn thể hiện cam kết với việc làm đẹp cho cộng đồng.

Quan trọng nhất, chiến dịch "Open Happiness" đã thành công trong việc chuyển đồng nhất thông điệp trên toàn cầu. Sự đồng nhất này không chỉ giúp thương hiệu vượt qua rào cản văn hóa và ngôn ngữ, mà còn tạo ra một sức mạnh đồng thuận, khiến cho thương hiệu trở nên gần gũi và thân thiện với mọi đối tượng khách hàng trên thế giới.

Nhìn chung, chiến dịch này là một ví dụ xuất sắc về cách một chiến lược tiếp thị có thể không chỉ bán hàng mà còn xây dựng một cảm nhận độc đáo và tích cực về thương hiệu trong tâm trí khách hàng.